Ngày 07 tháng 3 năm 2023 tổ 1,2,3 trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam tổ chức chuyên đề “Rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 3” đến dự chuyên đề có ông Võ Đăng Chín, bí thư chi bộ hiệu trưởng nhà trường, bà Nguyễn Thị Thu Hà TTCM tổ 1,2,3 và các đồng chí giáo viên dạy bậc tiểu học của nhà trường. Chuyên đề nhằm thực hiện dạy học nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt được phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đạt hiệu quả trong việc dạy phân môn Chính tả cho các giáo viên trong tổ 1, 2, 3 và dạy viết chính tả cho các em một cách thành thạo và không mắc các lỗi khi viết.
- Vận dụng linh hoạt một vài phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo cơ hội phát triển năng lực phẩm chất, năng lực viết tốt chính tả cho học sinh lớp 3.
- Để tiếp nối những kết quả đó và nhằm giáo dục cho học sinh đạt được nhiều kỹ năng vượt trội trong học tập phân môn chính tả lớp 3 như: Kỹ năng giao tiếp, tự chủ, tự học, tư duy phản biện; học sinh năng động, tự tin nhiều hơn để hình thành kĩ năng cho các em.
Chuyên đề đã đưa ra 6 biện pháp hình thành kĩ năng cho các em như sau:
* Biện pháp 1: Dạy chính tả kết hợp với giải nghĩa từ:
- Do ngôn ngữ của từng vùng miền khác nhau, nên cách phát âm đôi lúc chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng
Ví dục: GV đọc câu: Nắn nót em ngồi vẽ
Nhưng HS lại viết: Nắng nót em ngồi vẽ
Do đó cần giúp cho HS hiểu “nắn” là nắn nót từng nét chữ cho đều và đẹp. Còn “nắng” là tia nắng hay ánh nắng mặt trời. Vì vậy phải viết là “Nắn nót”
Hoặc chữ “vẽ”, HS sẽ viết nhầm là “vẻ”. Nên GV cần giúp các em hiểu nghĩa của “vẽ” là chỉ hoạt động, thao tác. Còn “vẻ” là chỉ biểu cảm hay đặc điểm.
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn hơn, nhưng trong tiết chính tả khi mà học sinh khó phân biệt vào lúc phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Thì GV cần đến việc giải nghĩa từ.
* Biện pháp 2: Giúp học sinh ghi nhớ luật chính tả:
- Ở lớp Một, lớp Hai các em đã được làm quen với luật chính tả như: k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê và âm g, ng, c kết hợp với: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. Trong quá trình ghép âm với vần tạo tiếng. Lên lớp 3 các em được khắc sâu lại qua các bài tập chính tả.
- Giáo viên luôn luôn nhắc nhở các em luật ghép các âm nào với nhau mỗi khi viết bài.
* Biện pháp 3: Dạy chính tả kết hợp với phân tích so sánh:
- Khi luyện phát âm cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn các em phân tích so sánh tiếng, từ khó, qua việc áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng để so sánh các tiếng, từ mà các em dễ nhầm lẫn như đã nêu trên
-Trước khi học sinh viết bài giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích một số tiếng dễ nhầm lẫn như:
việc ≠ việt: làm việc ≠ Việt Nam
phút ≠ phúc: Giúp HS hiểu “phút” là đơn vị của thời gian. Còn “phúc” nói về hạnh phúc hay phúc đức. Nếu HS không hiểu GV có thể đặt câu để HS hiểu hơn
- Giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác biệt hay nhầm lẫn để học sinh ghi nhớ.
* Biện pháp 4: Dạy chính tả gắn với việc luyện phát âm
- Hướng dẫn học sinh luyện phát âm đúng, phân tích để phân biệt âm đầu, vần và thanh.
- Giáo viên cần phát âm chuẩn.
- Đối với học sinh hạn chế dùng từ địa phương như vậy hạn chế cho việc các em có thói quen phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả.
+ Ví dụ: đi về / đi dìa - tôi / tui- ti vi/ tu vi- quyển vở/ quyển dở, thôi/ thoi, …
- Khi dạy giáo viên cần đọc chậm, rõ ràng chữ để học sinh viết đúng
* Biện pháp 5: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập phân biệt:
-Theo CTGDPT 2018. Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các dạng bài tập chính tả lớp Ba trong HKI đến HKII thường xoay quanh dạng bài tập điền âm hay vần hay tiếng thay cho ô vuông; Bài tập tìm tiếng, từ (thông qua tranh ảnh); Bài tập lựa chọn. Bài tập phân biệt thanh hỏi và thanh ngã
- Hoặc phân biệt theo nghĩa từ (BT lựa chọn)
- Bài tập phân biệt dấu thanh
- Ngoài ra giáo viên cần đưa ra những trường hợp viết chưa đúng (bỏ dấu, hoặc nhầm dấu huyền với dấu sắc) để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng.
- Sau mỗi bài tập chính tả giáo viên cần luyện học sinh phát âm lại từ khó, phân tích so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật chính tả. Từ mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để các em ghi nhớ.
* Biện pháp 6: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác:
- Trong các môn học khác GV cũng cần theo dõi giúp cho các em viết đúng chính tả như: Tập làm văn, Luyện từ và câu, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Toán, … thông qua việc ghi bài vào vở, học sinh thường ghi đề chưa đúng, giáo viên thường xuyên theo dõi vở học hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời.
+ Môn Toán: Khi giải bài toán có lời văn, học sinh thường viết sai khi ghi câu lời giải. Ví dụ: Số hành khách trên thuyền có tất cả là:
Có em lại viết: số hành khách chên thuyền có tất cả là:
Hoặc câu: Số quyển vở có là:
Có em lại viết: Số quiển vở có là:
+ Môn Luyện từ và câu hay Tập làm văn: Khi học sinh đặt câu. GV thường xuyên kiểm tra và sửa sai kịp thời để các em ghi nhớ.
- Giáo viên cần sửa chữa kịp thời để các em không mắc lại lần nữa
Một số hình ảnh của chuyên đề.