Hội thi lần này nới mục đích, trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên, các tổ chuyên môn về kinh nghiệm sáng chế, xây dựng mô hình học cụ và sử dụng đồ dùng dạy học. Thông qua Hội thi đánh giá việc khai thác sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học ở các tổ chuyên môn và các cá nhân trong giảng dạy. Xây dựng phong trào thường xuyên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy từng bộ môn.
Các sản phẩm tham dự hội thi được đánh giá trên các tiêu chuẩn sau:
- Sư phạm : Đảm bảo phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, phù hợp nội dung và điều kiện cụ thể của địa phương; giúp cho giáo viên truyền thụ kiến thức khoa học, chính xác; giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng và khắc sâu kiến thức, gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Khoa học kỹ thuật, công nghệ : Đảm bảo nguyên lý cấu tạo, đơn giản khi lắp ráp, vận hành, bền chắc, an toàn khi sử dụng.
- Thẩm mỹ : Kích thước, hình thức, màu sắc đẹp, hài hoà, tác động mạnh đến nhận thức học sinh.
- Kinh tế: Sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền, giá thành hạ, có thể phổ biến nhân rộng.
- Hiệu quả sử dụng và tính sáng tạo : Thể hiện tính sáng tạo về nội dung, loại hình, cấu tạo và phương pháp sử dụng.
- Phạm vi sử dụng : Mức độ ứng dụng của ĐDDH cho 01 bài, 01 chương hay 01 khối học hoặc 01 hệ thống kiến thức.
Tham dự hội thi lần này có 14 sản phẩm của các cá nhân, nhóm tác giả là các thầy cô giáo đang công tác tại trường. Các thí sinh đã mang đến hội thi nhiều sản phẩm có tính sáng tạo cao và tính sư phạm, ứng dụng rộng rãi … Sau khi chấm chọn, BTC, BGK đã xếp loại: có 8 giải A, 4 giải B, 2 giải C.
Giải nhất thuộc về nhóm tiếng Anh với sản phẩm “Vòng quay kì diệu” của cô giáo Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Thị Kim Tú, giải nhì thuộc về mô hình 3 bước của cô giáo Nguyễn Thị Bé Trang, giải ba là sản phẩm “Cột cờ đa năng” của thầy giáo Trần Văn Ki…