Chi tiết tin

Chế độ thai sản dành cho lao động nữ

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và các văn bản luật có liên quan, Báo Quảng Nam trả lời một số bạn đọc về chế độ thai sản dành cho lao động nữ mà nhiều bạn đọc gửi thư đề nghị giải đáp trong thời gian gần đây...

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và các văn bản luật có liên quan, Báo Quảng Nam trả lời một số bạn đọc về chế độ  thai sản dành cho lao động nữ mà nhiều bạn đọc gửi thư đề nghị giải đáp trong thời gian gần đây...

Nhiều bạn đọc báo Quảng Nam quan tâm đến chế độ thai sản. Ảnh: C.N
Nhiều bạn đọc báo Quảng Nam quan tâm đến chế độ thai sản. Ảnh: C.N

Chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè

Một giáo viên tiểu học ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành hỏi: “Dự kiến ngày 1.5.2018, tôi nghỉ sinh. Theo quy định thì tôi được nghỉ 6 tháng, tức là ngày 1.11.2018 tôi sẽ đi dạy lại. Nhưng theo tôi được biết chế độ thai sản mới nhất nếu là giáo viên có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè sẽ được nghỉ bù thêm 2 tháng, tổng cộng là 8 tháng. Vì giáo viên hiển nhiên được nghỉ 2 tháng hè và được hưởng nguyên lương. Vậy, trường hợp của tôi thì sẽ được giải quyết như thế nào? Trong trường hợp tôi được nghỉ bù thêm 2 tháng, thì 2 tháng bù đó tiền lương của tôi có được nhà trường chi trả hay không?”.

Nội dung Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 18.8.2017 của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), về hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè nêu rõ: Việc giải quyết chế độ thai sản đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy định hiện hành. Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10.5.2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 2 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).

Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Luật Lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20.10.2011 của Bộ Tài chính.

Chế độ bảo hiểm y tế khi sinh trái tuyến

Bên cạnh chế độ bảo hiểm xã hội, nhiều bạn đọc hỏi về tỷ lệ thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) khi sinh con trái tuyến. Bạn Nguyễn Thị Minh Tâm hỏi: “Tôi đăng ký BHYT tại Bệnh viện Vĩnh Đức ở thị xã Điện Bàn, nhưng tôi muốn sinh ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (nằm trên địa bàn huyện Núi Thành) thì có được hưởng chế độ bảo hiểm không, nếu có thì cụ thể ra sao?”.

Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về mức hưởng BHYT trái tuyến như sau, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 điều này theo tỷ lệ như sau (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 điều này): Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày luật này có hiệu lực (ngày 1.1.2015) đến ngày 31.12.2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1.1.2021 trong phạm vi cả nước; tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày luật này có hiệu lực đến ngày 31.12.2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1.1.2016.

Trong khi đó, theo hướng dẫn liên ngành của Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức thuộc tuyến huyện; Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam thuộc tuyến tỉnh. Như vậy, nếu bạn Minh Tâm muốn sinh ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, phải đồng chi trả 40% chi phí; BHYT thanh toán 60% chi phí.

Tương tự, trường hợp của bạn Phạm Thị Hằng đang sinh sống và mua bảo hiểm ở TP.Hồ Chí Minh, dự định về quê sinh con tại Bệnh viện Minh Thiện, sẽ được tính BHYT như sau: Nếu bạn đăng ký BHYT tại tuyến huyện ở TP.Hồ Chí Minh, khi sinh ở Bệnh viện Minh Thiện (cùng tuyến huyện), bạn sẽ được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của BHYT do quy định thông tuyến khám chữa bệnh BHYT.

Tác giả: TÙNG CHI

Nguồn tin: http://baoquangnam.vn

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

  • Hội thi "Bé cùng trổ tài" trường MG Trà Nam

  • Nguyễn Văn Chương

  • Tập thể CBCC Phòng GD&ĐT

  • Hội diễn văn nghệ Ảnh: Trường Kim Đồng

  • Ảnh

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My
    
















Ý kiến bạn đọc

Liên kết web

BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM TRÀ MY - QUẢNG NAM
Địa chỉ: Thôn 1 Xã Trà Mai , huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam - Điện thoại: 0235.6271117 - Email: pgdntmy@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)