Đến dự có ông Hồ Văn Dư huyện ủy viên, phó ban Tổ chức huyện ủy, ông Nguyễn Mạnh Tài Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện, ông Ngô Tấn Lạc Chánh văn phòng huyện ủy, Bà Phùng Thị Thương phó chủ tịch HĐND huyện, ông Hồ Văn Lai phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, ông Hồ Văn Ven, bí thư đảng ủy và các đồng chí CBQL-GV-NV trường PTDTBT THCS Trà Don, PTDTBT TH Vừ A Dính, Mẫu giáo Sơn Ca. Trong bài diễn văn chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam có đoạn viết “Người thầy giáo là những người “trồng hoa trên đá”, gieo hạt mầm xanh vào tương lai, rất đỗi tự hào, chính tại các ngôi trường trên mãnh đất Trà Don này biết bao thế hệ thầy cô giáo là những tấm gương sáng về tinh thấn tự học, tự sáng tạo, đổi mới trong dạy và học như thầy giáo Nguyễn Văn Thịnh, Lê Nguyễn Chí Thạch, Trần Văn Thắng, Nguyễn Thị Ngọc, Võ Thị Ái Loan, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Bé Thanh, Nguyễn Văn Hùng, và còn rất nhiều thầy cô giáo khác đã hết lòng vì học sinh thân yêu được tặng kĩ niệm chương về sự nghiệp giáo dục, chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh... và biết bao thế hệ thầy, cô giáo khác đã chuyển công tác sang các đơn vị khác hoặc về miền xuôi nhưng vẫn không khỏi trăng trở về những việc mình chưa làm được tại mãnh đất này.
Bài học về những nét đẹp của truyền thống nhà giáo VN đã luôn luôn giúp cho các thế hệ nhà giáo tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh kính trọng. Nói tới vị trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi viết: "Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người". Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cũng nói về vấn đề này, Tago - nhà hiền triết và thi hào của ấn Độ viết: "Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ".Có lẽ câu này đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại, còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến thầy giáo thì điều đó vô cùng to lớn. Vì nó đã đi sâu vào thơ ca " Qua sông phải bắc cầu Kiều - Muốn con hay chử phải yêu lấy thầy".Ca ngợi nghề dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo". Người thầy giáo vinh dự đã lớn nhưng trọng trách lại càng nặng nề, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao, người thầy giáo phải "Khuôn vàng thước ngọc" là "Tấm gương cho học sinh noi theo". Người thầy giáo là bác sĩ tâm hồn có lòng nhân ái cứu chữa cho những con người tha hoá biến chất thành những người có tâm hồn trong sáng hơn.
Người thầy trong xã hội VN từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội. Bao đời nay dân ta vẫn nói " Không thầy đố mày làm nên". Dẫu rằng thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ của thầy cô giáo quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Ôn lại truyền thống mỗi nhà giáo chúng ta càng tăng lòng thiết tha yêu nghề dạy học và tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : "Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẽ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh.
  Ngày nay tuyệt đại bộ phận các thầy giáo, cô giáo vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, bền bỉ vượt qua mọi thử thách, luôn giữ mình là "tấm gương sáng", người dạy phải hết sức tránh lối dạy nhồi nhét, tránh lối học vẹt mà phải dạy cho người học cách suy nghĩ tìm tòi , cách mở rộng tư duy và khuyến khích năng lực sáng tạo của người học.
Một số hình ảnh.
Ảnh, tin bài: Đăng Chín