Chi tiết tin

TRÀ LENG NGÀY MỚI !

* Đôi nét về Trà Leng. Trà Leng là một đơn vị hành chính được tách ra từ xã Trà Íp năm 1983. Là xã nằm phía Bắc huyện Nam Trà My, cách trung tâm hành chính huyện gần 32Km. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 11,653.9 ha. Trà Leng có tổng cộng 04 thôn và 16 nóc. Toàn xã có 525 hộ với 2 290 khẩu; Chủ yếu là đồng bào các dân tộc: dân tộc Ca Dong chiếm: 0,35%; dân tộc Xê Đăng chiếm: 0,2%; dân tộc Mơ Nông chiếm: 98,48%; dân tộc Kinh chiếm 0,97%. Dân cư phân tán, mật độ dân số: 18,6 người/km2. Trà Leng vốn nổi tiến với cây quế gốc Trà My được người dân trồng ở tất cả các hộ gia đình, ở những mảnh vườn nhỏ đến những khu đồi rộng lớn, bao phủ cả một vùng bao la.

Khi mới tách ra từ năm 1983, Trà Leng vốn là một xã khốn khó vô cùng. Mạng lưới điện, đường, trường, trạm hầu như không có gì. Đời sống đại bộ phận nhân dân còn hết sức gian nan. Cái đói, nghèo đeo bám quanh năm. Nương rẫy chỉ đủ để bà con sống qua ngày mà thôi.


Cũng từ gian khó đó mà sự nghiệp giáo dục nơi đây của những năm tám mươi về trước vô cùng khúc khuỷu. Thiếu thầy, thiếu trường nên việc dạy và học gặp muôn vàn khó khăn.

Nhưng, đến với Trà Leng hôm nay, đâu đâu cũng thấy màu xanh bạt ngàn của quế. Mùi hương ngọt ngào - nồng ấm tỏa ra từ những vườn quế, đồi quế, rừng quế là minh chứng cho sự cần cù, chịu thương, chịu khó của cư dân nơi đây. Con đường nhựa cùng những cây cầu bê tông kiên cố bắt nhịp từ QL 40B về thẳng trung tâm xã như mở được nút thắt về giao thông cho quê hương. Mạng lưới trường, lớp học cũng như các hệ thống hạ tầng dân sinh được Nhà nước đầu tư hoàn thiện. Cuộc sống dân làng đã có sự đổi thay rõ nét. Đói nghèo đang được đẩy lùi. Đêm đêm bên bếp lửa hồng, đồng bào lại quay quần tính chuyện làm giàu.


Trường PTDT BT Tiểu học Trà Leng nằm tại mảnh đất là nơi sông Leng và Sông Soan hòa vào thành một dòng. Ngôi trường được bao bọc bởi thế sông, được che chắn bởi thế núi nên về phong thủy mà nói thì ít nơi nào có được. Vị thế đặc địa đó như tiếp thêm sức mạnh để nhà trường vượt qua gian khó, vững bước tiến lên trên hành trình sự nghiệp trồng người.

Trường PDT bán trú Tiểu học Trà Leng được thành lập trên cơ sở trường Tiểu học Trà Leng theo quyết định số 1420/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2015 mà tiền thân là trường PTCS Trà Leng.

Từ hôm nay quay về dĩ vãng mới thấy hết những gian khó của ngày đầu thành lập trường, để từ đó ta ngẫm ra những đổi thay tưởng chừng như một giấc mơ của ngày hôm nay. Khi mới thành lập năm 1983, Trà Leng ngày đó vốn là một vùng đất xa xăm, hẻo lánh. Đường chưa có, điện lưới cũng không. Trường thì chỉ là những tấm tranh, phên ván thấp thỏm trước những con gió nhẹ. Rồi sốt rét hành hạ. Thêm nạn thổ phỉ tứ phương đổ về theo giấc mơ trầm, vàng. Chính vì vậy mà không những người dân bản địa âu lo mà ngay cả đội ngũ giáo viên luôn phải sống trong cảnh khổ cực trăm bề, sức khỏe, sinh mệnh luôn bị đe dọa.

Nhưng đứng trước sứ mệnh thiêng liêng của nhà giáo, trước những gian khó của nhân dân nên mỗi thầy cô giáo đều gói ghém đau thương, gian khổ vào lòng để bắt tay vào sự nghiệp gieo chữ sau mỗi lần tiếng trống ngày khai trường vang vọng giữa đại ngàn.

Theo thời gian, lớp lớp thế hệ giáo viên cứ tiếp nối sự nghiệp, trách nhiệm của các đồng nghiệp đi trước, vẫn ngày đêm âm thầm bám nóc, bám làng, đem cái chữ đến con em đồng bào.

Từ ngôi trường gian khó năm nào, đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh. Giờ đây có người đã làm cán bộ huyện, cán bộ xã để phục vụ sự nghiệp xây dựng quê hương giàu mạnh. Đây chính là những quả ngọt mà mồ hôi, nước mắt cùng những hy sinh thầm lặng của các thế hệ giáo viên ở Trà Leng vun trồng mà có được.

Bây giờ Trà Leng đã đổi thay nhiều rồi. Đường ô tô thẳng lối về trung tâm. Điện lưới thắp sáng những ngôi làng. Trường lớp cũng được xây dựng kiên kố hơn xưa. Tiếng ê a đánh vần của học sinh lớp 1, tiếng đọc bài của các em lớp 5 vẫn rộn ràng ngày đêm như là minh chứng cho sự đổi thay không ngừng nghỉ của sự nghiệp giáo dục nơi này.

Ngoài điểm trường trung tâm xã thì Trường PTDTBT Tiểu học Trà Leng còn xây dựng chín điểm trường đóng tại các thôn, nóc nhằm đem con chữ tới học sinh.

Giống như nước sông Leng và sông Soan hòa vào một dòng để về ra biển lớn, tấm lòng của thầy cô  nhà trường dù mỗi người một phương nhưng khi đã về Trà Leng đều hòa chung một nhiệt huyết, một tấm lòng son sắt, đó là mang tri thức của thời đại để dạy dỗ các thế hệ trẻ thơ. Để biến những giấc mơ cháy bỏng trở thành hiện thực.

Qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian, hương quế vẫn lan tỏa ngọt ngào. Tấm lòng của giáo viên vẫn thơm thảo vẹn toàn với học sinh. Rồi đây những con chữ được gieo qua các thế hệ sẽ tiếp tục tạo dựng tương lai tươi sáng cho quê hương, để Trà Leng được khoác lên mình những gam màu tươi sáng của thời đại mới.

* Hiệu trưởng qua các thời kỳ.

Thầy: Đinh Văn Hồng - 12/1983 -> 10/1985.

Thầy: Trần Văn Hương - 10/1985 -> 1993.

Thầy: Lê Xuân Hiến - 1993 -> 1997.

Thầy: Trần Văn Hương - 1997 -> 1999.

Thầy: Bùi Viết Anh - 1999 -> 2003.

Thầy: Thái Khắc Dũng - 2003 – 10/2006.

Thầy: Lê Văn Nhuận - 10/2006 -> 8/2014.

Thầy: Bùi Quang Ngọc - 9/ 2014 đến nay.

* Hành trình vượt khó vươn lên.

- Nhớ lại những năm còn là Trường PTCS Trà Leng, ai cũng không khỏi ngậm ngùi: Toàn trường có 7 lớp (một lớp 6, năm lớp ở bậc tiểu học và một lớp ở bậc mầm non) với tổng số học sinh là gần 150 em. Đội ngũ CB – GV – NV vỏn vẹn chỉ có 11 người. Bàn ghế, giường ngủ học sinh quá tạm bợ, tối đến các em phải học bài bên ánh đèn dầu. Khi mùa đông đến, các em chỉ có manh áo mỏng chống chọi với cái rét như cắt da, cắt thịt. Thầy cô giáo gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.

- Với những khó khăn ban đầu là vậy nhưng  được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp cũng như  phòng GD&ĐT huyện nhà,  BGH đã không ngừng đổi mới phương pháp quản lí, chỉ đạo  trong công tác giảng dạy và các hoạt động phong trào và thi đua của nhà trường. Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác. Luôn chịu thương, chịu khó bám trường, bám lớp, yêu nghề để truyền con chữ cho con em.

- Bằng nỗ lực và sự quyết tâm cao của tập thể CB - GV -  NV luôn khắc phục mọi khó khăn, không ngừng tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng chủ đề “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Ttrong năm học 2014 -2015 và 2015 – 2016 nhà trường được UBND huyện Nam Trà My công nhận danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến. Năm học 2015 – 2016 nhà trường được Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam tặng giấy khen và được Tỉnh ủy Quảng Nam tặng Bằng khen Chi bộ “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu 5 năm liền”. Nhiều cá nhân được UBND huyện công nhận là CSTĐCS, LĐTT và năm sau luôn cao hơn năm trước. Đây là nguồn khích lệ để thầy giáo, cô giáo  Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Leng không ngừng phấn đấu để trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân xã Trà Leng trong lĩnh vực giáo dục cho hiện tại và tương lai..

Chất lượng giáo dục nhà trường trong năm học 2015- 2016:

Năm học 2016 – 2017 trường có 20 lớp với 321 học sinh. Tổng số CB - GV - NV là 30 đ/c, trong đó CBQL: 02 đ/c; GV: 24 đ/c; TPT: 01 đ/c; NV: 03 đ/c.

Mục tiêu mà nhà trường đặt ra trong những năm đến đó là:

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, từng bước đưa giáo dục của xã Trà Leng phát triển vững chắc đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH xây dựng quê hương, đất nước là đơn vị phát triển giáo dục toàn diện.

a/ Mục tiêu chung:

- Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo đúng tiến độ của cấp trên đề ra.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà một cách thực chất cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Đẩy mạnh việc dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

- Xây dựng trường  đạt chuẩn quốc gia trong lộ trình sắp tới.

- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục.

b) Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể:

          * Quy mô

          Hàng năm huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.

          Củng cố vững chắc kết quả PCGD TH.

          100% học sinh được học tin học và ngoại ngữ theo quy định.

          100% học sinh xét công nhận HTCTTH .

        * Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:

Tạo sự chuyển biến rõ nét chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất trong nhà trường. Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, vững chắc cho học sinh, đặc biệt chú ý tới chất lượng đạo đức, hiểu biết cuộc sống và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành cho học sinh. Nâng cao chất lượng văn hoá ở các bộ môn.

Cụ thể: Về phẩm chất (Loại Đạt: 99%, loại chưa đạt: 1%)

                       Về năng lực: ( Học sinh khen thưởng: 30%; Học sinh chuyển lớp đạt 96 - 99%).

         Duy trì tốt sĩ số: Không có học sinh bỏ học.

         * Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

- Xây dựng đội ngũ CB- GV- NV đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết gắn bó với nhà trường, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.



- Năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL, giáo viên được đánh giá khá giỏi trên 90%. Trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn 100%.  Đạt 100% giáo viên sử dụng thành thạo vi tính, ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

c) Cơ sở vật chất

- Phòng học phòng làm việc đầy đủ, được sửa chữa nâng cấp, trang thiết bị phục vụ dạy, học đầy đủ.

- Các phòng tin học, thí nghiệm thực hành, chức năng được trang bị  nâng cấp theo hướng ngày càng hiện đại.

- Xây dựng môi trường sư phạm xanh- sạch- đẹp

d) Về lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2016- 2020

- Nhà trường tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, các cơ quan chức năng về việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Cụ thể:

- Mua thêm diện tích đất khoảng 3000m2.

- Xây dựng mới 16 phòng tập kiên cố điểm trường chính và các điểm trường thôn Thôn 2 và thôn 4).

- Xây mới 12 phòng công vụ.

- Xây mới 01 phòng hiệu bộ.

- Xây dựng thư viện chuẩn.

- Làm bờ kè phòng chống nước lũ sông Soan và sông Leng.

        đ) Các biện pháp, giải pháp:

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của  các cấp Đảng uỷ, chính quyền, các tổ chức xã hội và nhân dân chăm lo đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT, coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu.

- Tiếp tục cải tiến, đổi mối mạnh mẽ công tác quản lý GD.

- Tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, của tỉnh, của huyện về phát triển GD.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, đảm bảo chất lượng thực chất và nâng cao chất lượng GD toàn diện.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục.

- Tăng cường công tác xây dựng và phát triển Đảng trong nhà trường. Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, hoạt động của công đoàn, đoàn thanh niên, thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai trong trường học.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân vào sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.Xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ giúp học sinh nghèo vượt khó…Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh. 

- Tham mưu xây dựng và nâng cấp các phòng học bộ môn, xây mới thêm phòng học bộ môn và phòng đa chức năng.

- Xây dựng cơ chế tài chính: tự chủ, công khai minh bạch các nguồn thu, chi theo đúng quy định của pháp luật.

          * Các biện pháp hành chính:

- Về quy mô phát triển trường lớp

- Làm tốt công tác tuyên truyền trên thông tin đại chúng để phụ huynh học sinh hiểu và hưởng ứng tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

  - Nâng cao chất lượng chuyên môn, tăng cường kỷ cương nề nếp trong hoạt động dạy- học. Đẩy mạnh hoạt động các đoàn thể, bộ phận, tổ chuyên môn.

  - Có kế hoạch chuẩn bị  tốt mọi điều kiện về CSVC.

  * Công tác phổ cập giáo dục :

- Giữ vững phổ cập GDTH, bổ xung kịp thời các số liệu, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, báo cáo kịp thời theo quy định.

- Kết hợp với địa phương để vận động học sinh bỏ học đến trường.

* Công tác bồi dưỡng bố trí sắp xếp đội ngũ :

- Bố trí, sắp xếp giáo viên đúng chuyên môn, năng lực và phù hợp với khả năng của từng cán bộ- giáo viên- nhân viên.

- Tạo điều kiện cho các   giáo viên đi học nâng chuẩn.

- Tuyên truyền, khuyến khích các giáo viên phát huy hết vai trò của mình trong công tác giảng dạy và giáo dục.

- Thực hiện nghiêm túc chương trình, tự bồi dưỡng chuyên môn do cấp trên tổ chức. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội giảng ở trường để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm trong giảng dạy.

- Động viên cán bộ giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.

Đẩy mạnh các hoạt động của tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn. Tăng cường tự học, tự bồi dưỡng, xây dựng được lực lượng cốt cán trong mọi hoạt động.

- Thường xuyên rèn luyện đội tuyển thể dục thể thao để nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT do nhà trường, Phòng GD tổ chức.

 - Coi trọng các hoạt động của đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, đoàn đội, tổ chuyên môn, tổ chức Đảng...).

- Phát động phong trào thi đua khuyến khích động viên cán bộ giáo viên, học sinh có thành tích trong dạy- học.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thi đua khen thưởng, tài chính công khai, dân chủ, đánh giá công bằng.

* Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia :

Tham mưu với Đảng uỷ, UBND, Phòng GD đầu tư kinh phí, mua sắm xây dựng trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Đóng bàn ghế mới, xây dựng các phòng chức năng và phòng học bộ môn. Xây dựng nhà trường khang trang, đảm bảo môi trường Xanh- Sạch - Đẹp .

* Công tác xã hội hoá giáo dục :

 Kết hợp UBND xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các lực lượng xã hội đối với công tác giáo dục, tạo thêm cơ sở vật chất, cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

* Công tác quản lý chỉ đạo :

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

          - Thực hiện đúng Nghị quyết của Hội nghị cán bộ công chức.

- Quản lí tốt việc dạy và học  theo đúng nề nếp, quy chế.

- Tập thể CB- GV- NV đoàn kết nhất trí, cùng kết hợp để hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.

          - Kết hợp với công đoàn chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng kịp thời phù hợp (Luôn Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; 20% CB GV NV đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở; 10% CBGVNV CSTĐ cấp tỉnh; Tập thể lao động tiên tiến được Sở GD&ĐT và UBND tỉnh Quảng Nam tặng giấy và Bằng khen; 20 30% CBGVNV hoàn thành xuất sắc nhiện vụ được các cấp khen thưởng; 70 90% CBGVNV đạt danh hiệu lao động tiên tiến).

- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục đào tạo để chỉ đạo, giúp đỡ, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tác giả: Bùi Quang Ngọc - Hiệu trưởng

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

  • Hội thi "Bé cùng trổ tài" trường MG Trà Nam

  • Nguyễn Văn Chương

  • Tập thể CBCC Phòng GD&ĐT

  • Hội diễn văn nghệ Ảnh: Trường Kim Đồng

  • Ảnh

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My

  • PGD Nam Trà My
    
















Ý kiến bạn đọc

Liên kết web

BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM TRÀ MY - QUẢNG NAM
Địa chỉ: Thôn 1 Xã Trà Mai , huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam - Điện thoại: 0235.6271117 - Email: pgdntmy@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)